Bão Noru – Ai đã đặt tên cho những cơn bão?

Những ngày qua, cả nước ta đang hướng về miền Trung thân yêu bởi ảnh hưởng từ siêu bão Noru gây thiệt hại lớn về tài sản và tính mạng người dân. Vậy những cơn bão này được đặt tên như thế nào và ai là người đặt tên cho những thiên tai này. Hãy cùng Sửa Táo Nhanh tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này nhé!

Bão Noru và các cơn bão được đặt tên như thế nào?

Những cơn bão đều được đặt với những cái tên riêng biệt theo quy tắc từng khu vực Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (World Meteorological Organization – WMO). Mục đích đơn giản hóa việc trao đổi thông tin và liên lạc. Đồng thời việc đặt tên cho những cơn bão giảm thiểu nhầm lẫn khi hai hoặc nhiều cơn bão xảy ra cùng lúc.

Bão Noru và các cơn bão được đặt tên như thế nào

Tìm hiểu các tên cơn bão theo từng khu vực

  • Ở Đại Tây Dương và nam bán cầu (Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương): các cơn bão nhiệt đới sẽ được đặt tên theo tên nữ giới và nam giới được bổ sung sau này. Tên cơn bão sẽ được sắp xếp theo bảng chữ cái ví dụ như: nếu cơn bão đầu tiên trong năm bắt đầu bằng chữ A – Anne, cơn bão tiếp theo sẽ bắt đầu bằng chữ B – Bernard.

Bão Noru và các cơn bão được đặt tên như thế nào

  •  Khu vực Đại Tây Dương: WMO sử dụng danh sách gồm 21 tên để đặt cho các cơn bão đặc biệt tên các cơn bão không bắt đầu bằng các chữ cái Q, U, X, Y hoặc Z.
  • Khu vực Bắc Ấn Độ Dương: Những cơn bão được liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái, theo từng quốc gia và được đặt bằng những cái tên trung tính.
  • Khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông (trong đó có các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam): Những cơn bão được đặt tên theo tên địa danh, động vật hoặc thực vật. Mỗi quốc gia được đặt 10 tên bão, chia thành 5 danh sách và sẽ xoay vòng theo năm. Theo WMO, tên quốc tế của các cơn bão tại Việt Nam được đăng ký bao gồm: Sơn Tinh, Cỏ May, Ba Vì, Côn Sơn, Sơn Ca, Trà Mi, Hạ Long, Vàm Cỏ, Sông Đà, Sao La.
  • Cục Khí tượng Nhật Bản (JMA): là cơ quan chịu trách nhiệm dự báo, cảnh báo và đặt tên các cơn bão nhiệt đới hoạt động trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông.

Việc đặt tên cho các cơn bão đã bắt đầu từ lâu, nhằm giúp xác định nhanh các cơn bão trong những thông báo cảnh báo. Những cái tên sẽ giúp người dân dễ nhớ hơn so với các con số và thuật ngữ kỹ thuật.

Việc sử dụng tên riêng, ngắn gọn cũng giúp việc thông báo bằng văn bản hoặc giọng nói diễn ra thuận lợi hơn, nhanh hơn và ít bị lỗi hơn so với phương pháp xác định cơn bão bằng kinh độ, vĩ độ khó nhớ, dài dòng. Những điều này tạo ra lợi thế quan trọng trong việc trao đổi thông tin chi tiết về những cơn bão.

Những tên bão bị loại khỏi danh sách vì gây thiệt hại nặng nề bao gồm: Mangkhut (Philippines, năm 2018), Irma and Maria (Caribbean, năm 2017), Haiyan (Philippines, năm 2013), Sandy (Mỹ, năm 2012), Katrina (Mỹ, năm 2005), Mitch (Honduras, năm 1998) và Tracy (Darwin, năm 1974).

Bão Noru bắt nguồn từ đâu?

Bão Noru là một siêu bão được hình thành từ phía đông của Philippines. Bão đã đổ bộ lên Philippines vào chiều ngày 25 tháng 9 và đi vào Biển Đông vào sáng sớm 26 cùng tháng. Hiện tại, nó đang di chuyển về phía Miền Trung Việt Nam và sẽ đổ bộ vào đất liền trong ngày 27 tháng 9 năm 2022 tới ngày 28 tháng 9 năm 2022, được cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai tại bốn tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ở cấp 4

Bão Noru bắt nguồn từ đâu?

Tính đến nay thiệt hại do cơn bão Noru gây ra trên Việt Nam với mức độ rủi ro

  • Mức độ rủi ro thiên tai cấp 4 (cấp cực kỳ nguy hiểm): Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bắc Quảng Ngãi
  • Mức độ rủi ro thiên tai cấp 3 (cấp nguy hiểm): Quảng Bình, Quảng Trị, Nam Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai

Cả nước đang hướng về nhân dân miền Trung. Cầu mong siêu bão qua nhanh và ít để lại thiệt hại nhất có thể cho người dân vì phải gánh chịu hằng năm.

TRUNG TÂM BẢO HÀNH & SỬA CHỮA – SỬA TÁO NHANH

📌27B Trần Quang Khải, P. Tân Định, Q1
📌537 Quang Trung, P. 10, Q. Gò Vấp
📌69 Ung Văn Khiêm (Ngay ngã tư Ung Văn Khiêm – Nguyễn Gia Trí), P25, Quận Bình Thạnh
📌291 đường 3/2, P.10, Q.10
Hotline: 1900 23 23 83