Lừa đảo tài chính bùng nổ cuối năm, người dân cần lưu ý hơn tránh trở thành nạn nhân nhé!

Lừa đảo tài chính chắc hẳn không còn là cái tên xa lạ nữa. Bởi vô số nạn nhân lên án cũng như công an đã vào cuộc nhưng tình hình vẫn không mấy khả quan. Nhu cầu tài chính ngày càng tăng cao, nhất là vào những dịp cuối năm cùng với sự gia tăng của công nghệ thông tin là một miếng mồi ngon của bọn lừa đảo. Vậy những hình thức lừa đảo chủ yếu nào thường được bọn chúng sử dụng, cùng Sửa Táo Nhanh điểm qua nhé!

Một số hình thức lừa đảo tài chính chủ yếu

Theo Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông, tính riêng trong năm 2022, có 3 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 16 hình thức lừa đảo thường xuyên diễn ra trên không gian mạng Việt Nam, cụ thể như:

Nhóm 1: Giả mạo thương hiệu

Giả mạo thương hiệu là hình thức lừa đảo phổ biến hiện nay. Bởi độ tin cậy thương hiệu đã được xây dựng trong lòng khách hàng nên hình thức lừa đảo này được xem là tinh vi nhất và dễ dàng nhất. Hình thức này sẽ thông qua thương hiệu của các tổ chức (ngân hàng, cơ quan nhà nước, công ty tài chính, chứng khoán…) để gửi SMS lừa đảo cho nạn nhân. Giả mạo nhân viên ngân hàng, các trang web/blog chính thống (giao diện, địa chỉ tên miền/đường dẫn,…) tạo uy tín lừa nạn nhân, thu thập thông tin cá nhân… Nhóm lừa đảo này chiếm tới 72,6% vụ lừa đảo tài chính.

Trong số đó, giả mạo thương hiệu ngân hàng là hình thức lừa đảo phổ biến nhất. Do nhu cầu giao dịch cuối năm tăng cao sẽ là một khe hở tuyệt vời giúp bọn lừa đảo tấn công dễ dàng hơn

Lừa đảo tài chính thương hiệu

Nhóm 2: Chiếm đoạt tài khoản online

Hình thức lừa đảo tài chính chiếm đoạt tài khoản dường như không còn xa lạ đối với những người sử dụng mạng xã hội nữa. Chiếm quyền sử dụng các tài khoản mạng xã hội (Zalo, Facebook, TikTok…) để tiến hành gửi tin nhắn lừa đảo cho bạn bè người thân nhằm chiếm quyền tài khoản, lấy cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ danh dự, tống tiền…

Chiếm đoạt tài khoản online sẽ thông qua các ứng dụng, quảng cáo tín dụng đen xuất hiện trên các trang web. Gửi tràn lan qua các kênh thư điện tử rác, tin nhắn SMS, mạng xã hội Facebook, Telegram, Zalo. Nạn nhân sẽ biến thành những con nợ trong khi chính nạn nhân cũng không biết. Đây cũng là một trong những nhóm lừa đảo chiếm tỷ lệ lớn với 11,4%

hiếm đoạt tài khoản online

Nhóm 3: Các hình thức lừa đảo kết hợp 

Các hình thức lừa đảo tài chính kết hợp chiếm tỷ lệ lớn thứ 2 chỉ sau giả mạo thương hiệu với 16%. Đặc biệt trong số đó phải kể đến các hình thức như giả danh cơ quan chức năng, công an, nhà mạng viễn thông… là những hình thức lừa đảo phổ biến nhất. Dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo thường xuyên tuy nhiên vẫn có rất nhiều nạn nhân sập bẫy.

Theo đó, các hình thức lừa đảo phổ biến trong nhóm này mà người dân cần lưu ý đó là:

  • Sử dụng số điện thoại (trong nước, nước ngoài, đầu số lạ….) giả danh cơ quan chức năng, công an, nhà mạng viễn thông… để tiến hành gọi điện thoại cho nạn nhân thông báo vi phạm pháp luật và yêu cầu chuyển khoản.

Các hình thức lừa đảo kết hợp 

  • Các hình thức lừa đảo tài chính khác như mạo danh công an, nhà mạng viễn thông… cũng là mục tiêu mà các đối tượng lừa đảo thường xuyên nhắm đến.
  • Thủ đoạn nâng cấp lên SIM 4G hay 5G để lừa lấy số điện thoại của nạn nhân nhằm chiếm đoạt thông tin tài khoản và tài sản.
  • Lừa đảo đầu tư thông minh 4.0, đầu tư đa cấp; đa cấp biến tướng…
  • Thông báo trúng thưởng, quà tặng, khuyến mại để lừa nạn nhân đánh cắp thông tin tài khoản và tài sản thông qua các trang web giả mạo.
  • Giả mạo email của ngân hàng, ví điện tử, tổ chức uy tín để uy hiếp, đe doạ lừa tiền nạn nhân.
  • Giả mạo trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, nước ngoài để lừa nạn nhân làm cộng tác viên.

Các hình thức lừa đảo kết hợp 

Để thực hiện các cuộc lừa đảo tài chính trực tuyến, đối tượng lừa đảo đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm tạo niềm tin, nhưng có thể phân làm 3 nhóm chính:

– Giả mạo thương hiệu: chiếm 72.6% (giả mạo SMS, website, số điện thoại của cơ quan chức năng, ngân hàng, công ty tài chính,…)

– Chiếm đoạt tài khoản online (Facebook, Zalo,..): chiếm 11.4%

– Các hình thức khác (việc làm online, lừa đảo tình cảm, app cho vay,..): chiếm 16%.

Mục tiêu cuối cùng đều là lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đều đánh chung vào tâm lý nhẹ dạ cả tin, thiếu sự tiếp cận thông tin, thiếu việc làm hoặc thu nhập thấp,… để thực hiện hành vi lừa đảo.

Xem thêm: Lỗi iPhone hiển thị “không có SIM” do đâu? Cách khắc phục đơn giản